Thánh Lễ Kỷ Niệm 400 Tin Mừng đến Việt Nam và Truyền Chức Phó Tế tại Hội An 18/01/2015

Như thông báo của Tòa Giám Mục ngày 10/01/2015: Thánh lễ truyền chức Phó tế sẽ được cử hành lúc 09h00 sáng Chúa nhật, ngày 18/01/2015, tại nhà thờ giáo xứ Hội An, nhân kỷ niệm 400 năm hình thành giáo xứ kỳ cựu này (18/01/1615 – 18/01/2015). Sáng nay ngày 18/01, bầu trời Hoài Phố với cái rét lạnh của những ngày đông, những tưởng sẽ khiến cho đàn chiên giáo phận chùng bước trong việc đến tham dự Thánh lễ tạ ơn và phong chức cho các thầy. Nhưng không phải vậy, từ 07h30 ban tổ chức của Giáo xứ Hội An đã phải tất bật trong việc tiếp đón các đoàn khách từ khắp nơi trong và ngoài Giáo phận. Cái rét lạnh căm căm, khó chịu dường như chẳng xóa được những khuôn mặt hăm hở, phấn khởi của cộng đoàn dân Chúa. Ai ai cũng hồ hởi tiến vào ngôi thánh đường để cùng hòa chung niềm vui với giáo xứ Hội An, cũng như Giáo phận trong dịp đại lễ này. Đất trời Hội An cũng đã đồng điệu với con người ở đây bằng những ánh nắng ấm áp, rạng ngời của mình, chẳng bù lại cho những ngày trước đó: mưa, mưa và lạnh. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại BÀI DỊCH | Bình luận về bài viết này

Thông báo: Thánh Lễ truyền chức Phó Tế tại Gp Đà Nẵng

Thong bao le truyen chuc Pho te 2015

Đăng tải tại BÀI DỊCH | Bình luận về bài viết này

Tường thuật Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế tại TGP Huế – Ngày 01.01.2015

Vào lúc 08g30 ngày 01.01.2015, tại Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ tế Thánh Lễ Truyền Chức Phó Tế cho 13 Thầy, trong đó 10 Thầy thuộc Triều và 3 Tu sĩ thuộc Dòng Thánh Tâm Huế. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại BÀI DỊCH | Bình luận về bài viết này

KHOẢNH KHẮC ĐÁNG NHỚ

một số hình ảnh ghi dấu thời chủng sinh

Đăng tải tại HÌNH ẢNH LỚP | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 12.5.2014

Thăm Chùa Thầy. Rồi trở về Huế

ngay 12 (1) (nen)6g30: Tạm biệt giáo xứ Hà Thạch và trung tâm mục vụ Nhà Tràng

ngay 12 (2) (nen) ngay 12 (3) (nen)Sáng nay, đoàn chúng ta hân hạnh có thầy sáu Khuê hướng dẫn đường đi. Thêm nữa, hành trình thăm quan Chùa Thầy còn có sự hiện diện của cha Hiệp. Ngài có quen biết vị trụ trì tại đây.

9g30: Thăm viếng Chùa Thầy, công trình có từ thời Lý, cách đây gần 1.000 năm. Chúng ta đến đây trúng vào ngày Đại lễ mừng Phật Đản.

11g30: gặp gỡ và nói chuyện với Thầy trụ trì Thích Trường Xuân.

ngay 12 (4) (nen) ngay 12 (5) (nen)Ăn cơm tại nhà ông bà cố của cha Hiệp. Trong bữa ăn, người vui nhất là nhà thơ Vân Du. Lên đất tổ tình cờ gặp được “bố”!

ngay 12 (6) (nen)

Cảnh cha – con chia tay. Tạm biệt “bố”, con về Huế nhe!

ngay 12 (7) (nen)Khoảnh khắc cuối của chuyến đi. 8g45: sáng này 13.5.2014, Đoàn chúng ta về đến Huế bình an. Câu nói được lặp lại nhiều lần là: Tạ ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ, cám ơn ân nhân, cám ơn nhau! Hẹn gặp lại. Dịp nào đó, anh em mình lại cùng đi chơi với nhau.

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 11.5.2014

Hà Nội – Hưng Hóa

ngay 11 (1) (nen)5g00: rời Đại chủng viện Hà Nội đi thăm giáo phận Hưng Hóa.

8g00: Cả hai Đức Cha từ TGM đến giáo xứ Chính tòa giáo phận Hưng Hóa để đón chúng ta. Hình ảnh đón khách cảm động quá! Anh em gặp lại Thầy cũ, nay là Giám mục phụ tá gp Hưng Hóa.

ngay 11 (2) (nen) ngay 11 (2a) (nen) ngay 11 (2b) (nen) ngay 11 (3) (nen)

ngay 11 (4) (nen) ngay 11 (5) (nen) ngay 11 (6) (nen) ngay 11 (7) (nen)Đức cha Thầy đã chuẩn bị chương trình thăm quan tại Hưng Hóa: thăm khu du lịch ‘54 sắc tộc Việt nam’. Đoàn chúng ta hân hạnh được cả hai Đức Cha cùng đi.

ngay 11 (13) (nen)11g30: rời khu du lịch 54 sắc tộc Việt nam. Trên đường về, Đoàn ghé vào cầu nguyện tại khu chứng tích tử đạo. Nơi đây là pháp trường hành xử những người theo Đạo Kitô. Đức Cha Gioan Maria kể lại lịch sử của vùng đất này vào thời kỳ bách đạo. Xin các thánh tử đạo tại Hưng Hóa cầu bầu cho chúng con trung kiên theo Chúa đến hơi thở cuối cùng.

ngay 11 (14) (nen) ngay 11 (15) (nen)Buổi chiều 2g: Đoàn đi thăm Đền Hùng. Đức Cha Thầy cùng với anh em leo lên cả trăm bậc cấp. Toát cả mồ hôi; ai nấy bơ phờ. Nhưng không quên lòng hiếu thảo, thắp nén hương cầu nguyện cho cha ông và đất nước.

ngay 11 (16) (nen) ngay 11 (17) (nen)Buổi tối: 8g: Thánh lễ tại giáo xứ Hà Thạch, quê hương của Cha cố Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Cát thân yêu.

ngay 11 (18) (nen)21g15: Vui chơi cùng các em sau Thánh lễ.

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 10.5.2014

Một ngày rong chơi tại thủ đô: Hà nội ba sáu phố phường; thăm làng sứ Bát Tràng.

Ngay 10 (1) (nen)6g30: Đoàn chúng ta chào thăm Đức TGM Hà Nội.

Ngay 10 (2) (nen) Ngay 10 (3) (nen)Thăm quan thủ đô Hà Nội.

Ngay 10 (4) (nen)Thăm quan viện Bảo tàng Quốc gia.

Ngay 10 (5) (nen)11g30: Ăn trưa tại cộng đoàn Phaolô Hàng Bột.

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 9.5.2014

Lạng Sơn – Hà Nội

Ngay 9 (1) (nen)Thánh lễ sáng tại TGM Lạng Sơn. Sau lễ, anh em chụp hình lưu niệm. Nhìn vào cứ tưởng là chủng sinh giáo phận Lạng Sơn.

Ngay 9 (2) (nen) Ngay 9 (3) (nen)Cha đồng hành cắt nghĩa thêm về Giếng Rửa tội. Sau này, anh em nào xây nhà thờ có thể bắt chước nhe: xây thêm “bể bơi” phía trước tiền đường.

Ngay 9 (4) (nen) Ngay 9 (5) (nen)7g15: Tạm biệt TGM Lạng Sơn. Đoàn chúng ta đến cửa khẩu Tân Thanh.

Phía bên kia là đất nước Trung Quốc láng giềng. Chúng ta có thể gặp thấy mấy từ tiếng Trung, có từ biết đọc, có từ không; nhưng sao cái tâm trạng ‘nhớ nước đau lòng con quốc quốc’ lại dồn lên chua xót.

Ngay 9 (6) (nen)Mua sắm tại Cửa khẩu đến 9g30. Đoàn từ Lạng Sơn đi ngược về thủ đô. Đến Đại chủng viện Hà Nội lúc 15g15. Nhận phòng và chuẩn bị đấu trận Bóng chuyền giao hữu với lớp thần 4 của ĐCV Hà nội.

Ngay 9 (7) (nen)Ông Bầu của tuyển “Cố Đô” phát quả bóng khai cuộc.

Ngay 9 (8) (nen)Cha giám luật của Chủng Viện Hà Nội. Thủ lãnh tinh thần của đội “Thủ đô”. Hai ông bầu đang nghĩ gì?! Dường như ông bầu trẻ hơn có ‘đấu pháp’ gì đó, chỉ tung vào trong những phút quyết định!

Ngay 9 (9) (nen) Ngay 9 (10) (nen)20g30: giao lưu với lớp thần học 4 của Chủng viện Hà nội.

Ngay 9 (11) (nen)

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 8.5.2014

 

ngay 8 (1) (nen)Cha quản xứ Hòn Gai (Hạ Long) đón tiếp Đoàn.

ngay 8 (2) (nen)Con đường dốc hình trôn ốc dẫn lên ngôi nhà thờ với kiến trúc thật đẹp, tọa lạc trên ngọn đồi. Nơi đây, chúng ta có thể nhìn thấy Vịnh Hạ Long kỳ vĩ. Tranh thủ chớp vài kiểu.

ngay 8 (3) (nen) ngay 8 (4) (nen) ngay 8 (5) (nen)6g00: Thánh lễ sáng tại nhà thờ Hòn Gai. Cám ơn chú giúp lễ đủng đỉnh, đeo thánh giá giống ĐC tương lai.

ngay 8 (6) (nen) ngay 8 (7) (nen)Cám ơn Cô Bích và em Phương hướng dẫn và cho chúng ta ngày vui và có một tối an bình tại Hạ Long.

ngay 8 (8) (nen)Hai ông bầu của đoàn chụp ảnh lưu niệm.

ngay 8 (9) (nen)9g00: Rời thành phố du lịch Hạ Long, tiếp tục hành trình lên Lạng Sơn, vùng đất phía Đông Bắc của tổ quốc.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị có Chùa Tam Thanh. Ai lên xứ Lạng cùng anh. Bõ công bác mẹ sinh thành ra em. ngay 8 (10) (nen) Thành nhà Mạc. ngay 8 (11) (nen)18g30: đến TGM Lạng Sơn. Đức Cha đi vắng. Cha quản lý đón tiếp đoàn. Giáo phận Lạng Sơn có khoảng 5.000 giáo dân. Con số chúng tôi không ngờ!

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 7.5.2014

Chủng viện Mỹ Đức (gp Thái BÌnh) – Hạ Long

ngay 7 (1) (nen)8g30 – 9g15: Gặp lại Cha giáo Gioan Baotixita, nguyên giám đốc đại chủng viện Huế và cha giáo Kinh Thánh! Nay hai Cha đang giảng dạy tại Chủng viện Mỹ Đức, gp Thái Bình.

ngay 7 (2) (nen) ngay 7 (3) (nen)

ngay 7 (4a) (nen)12g30: đến Hạ Long

ngay 7 (4b) (nen)

Tôn ngộ không, giá: 10.000đ/ 1 thằng!

ngay 7 (4c) (nen)vào mua cho hết tiền! Dây chuyền san hô đỏ, giá: 300.000đ/1 sợi.

ngay 7 (6) (nen)Thuyền phó đang tập lái!

ngay 7 (11) (nen)Áo vàng, mũ tím, kính đen. Thay qua đổi lại, tạo hình ‘hotboy’!

ngay 7 (10) (nen)“Hai cha đó”

ngay 7 (9) (nen) ngay 7 (8) (nen) ngay 7 (11a) (nen)Đây là hòn Gà chọi.

ngay 7 (11b) (nen) ngay 7 (11c) (nen)Trò chơi đuổi hình bắt bóng. Đây là hòn gì? Đáp án ở hình dưới!

HÒN TRƯỜNG NGỮA (Ngọa Trường)

ngay 7 (14) (nen)Tranh tạo dựng: Hãy có ánh sáng!

ngay 7 (15) (nen)Động vật quí hiếm.

ngay 7 (16) (nen)Cảm tác Hạ Long. Còn hai câu nữa sao mà chưa ra!

O la la ra rồi. O la la ra rồi. Cám ơn nhà thơ Tâm Nhi, nhờ bài thơ này, mà anh em trong lớp có cơ hội thực hiện công trình mang tính tập thể. Kết quả là bài Hòn Trường Ngữa ra đời, đối vần đối ý với bài Cảm Tác Hạ Long. Nghe xong bài này, những ngày còn lại của chuyến đi, Tâm Nhi không thể dệt tiếp câu thơ nào nữa!

ngay 7 (17) (nen)16g15: rời thuyền. Cám ơn nhân viên phục vụ trên thuyền. Sáng nay, quầy hàng lưu niệm của em lời được 2 triệu!!

ngay 7 (18) (nen)20g30: Dự định, tối nay, anh em đến Tuần Châu xem nhạc nước. Tính lui tính tới, cuối cùng, quyết định đi tham dự cuộc thi “người đẹp Hạ Long 2014”

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 6.5.2014

NGÀY 6.5.2014 (Chủng viện Vinh Thanh – Phát Diệm – GX Báo Đáp – Gia đình Thầy Tín)

ngay 7 (1) (nen)5g45: Đến thăm nhà thầy Giáo lúc gà vừa gáy. Gần giống như là hẹn giờ đưa dâu. Nhà trai chúng em 33 người đấy!!

Không biết gia đình thầy Giáo đã phải chuẩn bị cơm gà từ lúc mấy giờ sáng?! Nhưng bù lại, không khí sáng sớm hôm nay vui quá –gần gũi như là người trong gia đình.

ngay 7 (2) (nen)

ngay 7 (3) (nen)

Tạm biệt thầy Giáo và gia đình. Xin cám ơn thật nhiều!

ngay 7 (4) (nen)

Tạm biệt thầy Lợi. Hai thầy chỉ theo đoàn được 2 ngày, rồi phải trở về nhà dòng.

ngay 7 (5) (nen)

Ngày thứ 2 của chuyến hành hương, chúng ta hân hạnh có sự đồng hành của cha giáo Hà Xuân Thế, giáo sư của đại chủng viện Vinh Thanh. Với sự tham gia của cha, ngài được hân hạnh nhận giải người nhiều tuổi nhất trong chuyến đi này. Thời gian dường như đi sau so với tuổi tác của cha!

ngay 7 (6) (nen)

6g30: đoàn rời gia đình thầy Giáo. Điểm dừng chân tiếp đến là Phát Diệm. Tại đây, “Google” bị “Yahoo” hạ đo ván!!

12g15: xe đến nhà thờ đá Phát Diệm. Công trình quá đẹp: đẹp cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Cha cố Trần Lục cố gắng diễn giải Đạo công giáo trong văn hóa Á Đông.

ngay 7 (7) (nen)Hôm nay, các cha về tĩnh tâm tại Tòa giám mục. Đức Cha ơi! Tĩnh tâm sao không mang áo dòng!!

ngay 7 (8) (nen)

ngay 7 (9) (nen)

13g30: thăm quan quần thể nhà thờ đá Phát Diệm.

Chú hướng dẫn viên nào quen quen sao giống cha ấy.

Giờ học ngoại khóa không làm bài đâu nghen!

ngay 7 (10) (nen) ngay 7 (11) (nen) ngay 7 (12) (nen)

Phương Đình. Tầng trên cùng có quả chuông lớn. Mỗi đoàn hành hương được gõ 1 dùi. Hùng thạch hãn đại diện anh em gõ 1 dùi. Phong vân Đình Trọng chụp hình ăn ké!!

ngay 7 (13) (nen) ngay 7 (14) (nen) ngay 7 (15) (nen) ngay 7 (16) (nen) ngay 7 (17) (nen)

Chiếc ghe đúc bằng xi măng làm ngạc nhiên nhiều người miền Trung.

ngay 7 (18) (nen)

16g00: đến nhà cha giáo Thực, nhà cha cách nhà thờ Đá khoảng 3km. Phát Diệm cũng là quê hương của Cha cố Mẫn. Nhà ngài ở bên kia sông, thuộc làng Thượng Kiệm: nghĩa là “cực kỳ” tiết kiệm. ngay 7 (19) (nen)

“Google” làm hướng dẫn viên 2 giờ đồng hồ nhưng không có dấu hiệu gì mỏi mệt! Google tự tin tươi cười: Nếu con không về chắc Mẹ buồn lắm!!

ngay 7 (20) (nen) ngay 7 (21) (nen)

16g45: Tạm biệt bà cố và cha giáo Kinh thánh, để về gx Báo đáp, quê thầy Tín.

ngay 7 (22) (nen)

Rượu Cẩm, truyền thống nấu rượu của gia đình đã truyền đến đời thứ 7.

ngay 7 (23) (nen)

Trọng tài đưa ra kết quả cuối cùng: “Yahoo” đã giành phần thắng, hạ ‘nốc ao’ “Google”. Chuyện là thế này…

Con thua Mẹ thì cũng là hạnh phúc!! Hai học trò vỗ tay đồng ý như thế!

ngay 7 (24) (nen)

18g30: đến Báo Đáp. Ngôi thánh đường đang xây dựng và nâng lên hàng Đền Thánh. Sau thánh lễ, cha xứ nhờ các thầy sinh hoạt và phát quà cho các em thiếu nhi.

ngay 7 (25) (nen) ngay 7 (26) (nen)

20g45: thăm nhà thầy Tín. Cả nhà đều vui và thật hiếu khách.

ngay 7 (27) (nen)

Hai nghề truyền thống của làng Báo Đáp là nhuộm và làm bông (làm hoa giả),nên kinh tế ở đây ổn định.

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

HÌNH ẢNH BẮC DU CỦA LỚP THẦN HỌC IV – NGÀY 5.5.2014

ngay 5 (1) (nen)

4g45: Chào Mẹ lên đường

ngay 5 (2) (nen)

5g00: xe chuyển bánh. Bắt đầu chuyến hành hương của anh em khóa 7 Đại chủng viện Huế, từ ngày 5.5.2014 đến sáng ngày 13.5.2014.

Tranh thủ làm một “tô” đầu tiên: người tươi cười, kẻ còn him him ngủ! Anh quản lý lo cho anh em vất vả quá!

ngay 5 (3) (nen)

Khởi đầu giờ kinh sáng

ngay 5 (4) (nen)

6g15: Thánh lễ tại Linh đài Mẹ Lavang.

ngay 5 (5) (nen)

ngay 5 (6) (nen)

16g30: Xe đến đại chủng viện Vinh Thanh. Trạm dừng chân đầu tiên. “Đầu xuôi đuôi lọt”, vừa xuống xe, anh em cấp tốc vào sân để đấu giao hữu với anh em thần 4 của Đcv Vinh Thanh.

ngay 5 (7) (nen)

Quí cha xem trận đấu tươi cười mãn nguyện với tỉ số 2 – 2. Kết quả đẹp của một trận giao hữu.

ngay 5 (8) (nen)

ngay 5 (9) (nen)

Khánh ‘uy lực’ ghi bàn mở tỉ số trận đấu!

ngay 5 (10) (nen)

Bồi dưỡng giữa hai hiệp. Tinh chất đường của mía giúp phục hồi thể lực nhanh chóng! Khéo gãy răng bà con nhe!

ngay 5 (11) (nen)

Ông Bầu trưởng đoàn rất hài lòng với tỉ số 1-1 của hiệp một. Quân ta cũng không đến nổi nào!

ngay 5 (12) (nen)

Trận cầu kinh điển. Các thầy của đại chủng viện Vinh Thanh không chen chân vào sân được, đành phải xem từ trên các dãy lầu để cổ vũ cho đội nhà!?

ngay 5 (13) (nen)

ngay 5 (14) (nen)

Giao lưu, gặp gỡ giữa hai lớp thần học 4. Anh em của đại chủng viện Vinh Thanh ngân lên bài Lớp catặng chúng ta. Ca khúc với giai điệu rất hay. Hai lớp vừa giới thiệu tên các thành viên xong thì ‘kết thúc chương trình, đài truyền hình đến đây thì hết. Truyền hình đã hết, đến đây kết thúc chương trình’.

ngay 5 (15) (nen)

21g30: Dẫu rằng, sáng mai, đoàn chúng ta sẽ dùng buổi sáng tại nhà thầy Giáo. Thế nhưng gia đình quá nhiệt tình, muốn chúng ta đến thăm tối nay luôn. Anh trai của thầy Giáo chờ chúng ta từ lúc 20g00. Trước sự nhiệt tình này, mười mấy anh em đại diện thăm nhà anh trai.Nhảy lên chiếc xe hàng 1,5tấn, xechạy lắc qua lắc lại nhưng cũng đến nơi. Anh em đứng trên xe vừa hồi hộp nhưng cũng vừa vui, vì sự quá hiếu khách này.

ngay 5 (16) (nen)

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH BẮC DU (5/5 – 13/5/2014)

 

Ngày 5 tháng 5

Không khí trang nghiêm buổi lên đường
Hành trang gói trọn cả yêu thương
Lớp chúng con quây quần bên Mẹ
Xin mãi an vui mỗi đoạn đường.

Xe khởi hành giữa sớm bình yên
Dâng hết tâm tình phút đầu tiên
Thơm ấm tay con tràng Chuỗi Ngọc
Câu kinh ươm gió mọng lời thiêng.

Đây La Vang, luôn có Mẹ Hiền
Tay người tuôn xuống vạn ơn thiêng
Đoàn con dâng Mẹ tình con thảo
Xoá hết âu lo, hết muộn phiền.

Đến Xã Đoài, chủng viện thương thân
Anh em xa nay bỗng hoá gần
Cười nói, trao nhau vòng tay ấm
Ánh mắt hân hoan, nét ân cần.

Trên sân vui trận cầu giao hữu
Khán giả tưng bừng, đứng hò vang
Lạ sân, đâu phải dễ dàng
Quân ta cũng đã hiên ngang giữ hoà. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại GIẢI TRÍ, HÌNH ẢNH LỚP, TIN TỨC | Bình luận về bài viết này

SUY NIỆM CHẦU THÁNH THỂ (Rm 5,12-19)

adorat1

I. Cầu nguyện

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng con sấp mình thờ lạy Chúa!

Chúng con tin thật Chúa đang hiện diện trong tấm bánh bé nhỏ trước mặt chúng con đây;Chúa đang nhìn ngắm mỗi người chúng con với ánh mắt yêu thương, trìu mến; Chúa thấu rõ tâm hồn mỗi người chúng con; Chúa đang lắng nghe từng tiếng lòng thổn thức của chúng con. Chúng con cám tạ Chúa đã quy tụ chúng con quanh bí tích tình yêu này, để chúng con được thờ phượng, ngợi ca, tôn vinh Chúa, và kín múc nguồn sức sống thần linh. Chúng con cũng xin tạ ơn Chúa đã cho chúng con những cơ hội để phục vụ Chúa nơi những người chúng con gặp gỡ trong ngày hôm nay, chúng con xin dâng lên Chúa những niềm vui, nỗi buồn, những vất vả, khó nhọc, những thành công và cả những ước vọng của chúng con.

Giờ đây, Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, trong những phút giây ngắn ngủi này, xin cho chúng con được ở lại trong tình yêu của Chúa, xin Chúa tiếp tục nâng đỡ và bổ sức cho chúng con, xin nâng tâm hồn chúng con lên với Chúa để lắng nghe những lời mời gọi yêu thương của Ngài.

II. Bài đọc Tân Ước (Rm 5,12-19)

Trích thư của Thánh Phaolô Tông Đồ gửi tín hữu Rôma:

Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội. Trước khi có Lề Luật, đã có tội lỗi ở trần gian. Nhưng nếu không có Luật, thì tội không bị kể là tội. Thế mà, từ thời A-đam đến thời Mô-sê, sự chết đã thống trị cả những người đã không phạm tội bất tuân lệnh Thiên Chúa như A-đam đã phạm. A-đam là hình ảnh Đấng sẽ tới.

Nhưng sự sa ngã của A-đam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người. Ơn Thiên Chúa ban cũng khác với hậu quả do một người phạm tội đã gây ra. Quả thế, vì một người duy nhất phạm tội, con người đã bị xét xử để phải mang án, còn sau nhiều lần sa ngã, thì lại được Thiên Chúa ban ơn cho trở nên công chính. Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, mà sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được Thiên Chúa ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị.

Tóm lại, cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống. Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính.

Đó là Lời Chúa.

III. Suy niệm

Hôm nay, cùng với cả Giáo Hội, chúng ta đã bước vào Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay. Mùa Chay là thời gian tiến bước vào sa mạc, sa mạc của tâm hồn, để sống lại kinh nghiệm thanh luyện của dân tộc Israel xưa; đó cũng là thời gian để trở về với nguyên cội của mình, để nhận ra cùng đích của hành trình cuộc đời mình. Mùa Chay cũng là thời gian để nhận chân con người thật của mình, con người với biết bao tội lỗi, để nhận ra ân sủng bao la của Thiên Chúa, để rồi quay trở về với lòng thương xót vô biên của Người. Mùa Chay cũng là mùa đón chờ, chờ đợi tin mừng chiến thắng của Đức Kitô, Đấng đã dùng cái chết và sự phục sinh của mình để chiến thắng tội lỗi, đem cả nhân loại đi từ cõi chết đến với cõi sống.

Trong đoạn thư gửi tín hữu Rôma vừa đọc, Thánh Phaolô đã cảm nghiệm sâu sắc về ơn cứu độ do Đức Kitô mang lại cho nhân loại: “Nếu vì một người duy nhất đã sa ngã, mà muôn người phải chết, thì ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô, còn dồi dào hơn biết mấy cho muôn người”.Ngài lặp đi lặp lại điệp khúc: “vì một người… nhờ một người”. Ađam và Đức Kitô, hai vị thủy tổ, được Thánh Phaolô đặt đối lập nhau. Một người, vì tội lỗi của mình, đã khiến cho cả nhân loại phải nhận chịu cái chết; ngược lại, nhờ Đức Giêsu Kitô, qua cái chết và sự phục sinh của Ngài, tất cả nhân loại được hòa giải, được đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa, được đi vào cõi sống. Đức Kitô chính là Đấng quy tụ con cháu của Ađam, những con người vốn phải chết, để thông ban ân sủng của Thiên Chúa. Như thế, trong liên hệ với Ađam, chúng ta cũng là những con người tội lỗi, phải chết; nhưng trong liên hệ với Đức Kitô, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, được sống trong vinh quang của Thiên Chúa. Có một sự liên đới giữa tội của Ađam và tội của chúng ta, cũng như có một sự liên đới giữa ơn cứu độ do Đức Kitô đem lại cho chúng ta.

Thật vậy, chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ vì tội ban đầu của Ađam mà ngày nay nhân loại phải chịu hậu quả. Không hẳn thế! Thánh Phaolô đã nói: “sự chết lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội”.Tội của Ađam không chỉ là tội của một mình ông, nhưng chính chúng ta cũng có góp phần mình vào trong đó. Kinh nghiệm hằng ngày cho thấy rằng, tội của người này cũng sẽ ảnh hưởng cách nào đó cho người khác. Mọi người đều có sự liên đới trong tội của nhau. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là không hoàn toàn chịu trách nhiệm về các tội chúng ta thường khi không cố tình muốn phạm, và đây chính là bằng chứng tình cảnh nô lệ hay tha hóa của chúng ta. Vì thế, đứng trước tội của một người nào, chúng ta được mời gọi nhận ra rằng, chính mình cũng có phần trách nhiệm trong đó. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói đến sự “thông hiệp tội lỗi”, theo đó,“một linh hồn hạ thấp mình trong tội sẽ lôi kéo theo cả Hội Thánh và một cách nào đó, kéo theo toàn thế giới. Nói cách khác, không có tội nào, kể cả tội thâm sâu kín đáo nhất, tội hết sức riêng tư, lại chỉ liên quan đến người đã phạm mà thôi. Mỗi tội đều có những âm hưởng đến toàn Hội Thánh và trên toàn thể gia đình nhân loại, tuy với nhiều hay ít trầm trọng và tổn thất” (Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Về Hòa Giải và Sám Hối Trong Thế Giới Ngày Nay, số 16).Tất cả nhân loại, từ thời Ađam cho đến nay, và cho đến mãi về sau, đều có sự liên đới trong tội của nhau. Đó là một sự thật mà con người thường muốn chối bỏ.

Tuy nhiên, Thiên Chúa không chịu thua tội lỗi của con người,“sự sa ngã của A-đam không thể nào sánh được với ân huệ của Thiên Chúa”. Qua Đức Kitô, Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho tất cả nhân loại, Người nâng loài người sa ngã lên, cho họ được sống, được thống trị, nghĩa là chia sẻ chính vinh quang của Người. Chúa Kitô, Ađam mới, tập hợp chúng ta lại, Người quy tụ chúng ta bằng cuộc hiến tế của Người và trở nên thủ lãnh mới của nhân loại. Chúa Kitô cứu độ một thế giới gồm những người tội lỗi, trong đó có tôi. Tôi và những người anh em tôi, nhân loại của tôi, cần đến ơn cứu độ của Thiên Chúa. Giữa tôi và anh em tôi có một sự liên đới, liên đới với nhau và với Đức Kitô. Sự cứu độ của tôi tùy thuộc sự liên đới với công trình của Đức Kitô và liên đới với đồng loại, như lời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II “mỗi linh hồn vươn lên cao thì cũng nâng cả thế giới lên” (Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Về Hòa Giải và Sám Hối Trong Thế Giới Ngày Nay, số 16).Ơn cứu độ vừa mang tính cá nhân, vừa có tính tập thể.Hình ảnh các tín hữu thắp lên ngọn nến của mình từ cây nến phục sinh trong Đêm Vọng Phục Sinh, diễn tả ý nghĩa liên đới giữa mọi người với Đức Kitô và với nhau. Đức Kitô đã mang ánh sáng đến cho nhân loại, ánh sáng đó phải được mọi người tiếp tục san sẻ cho nhau, để làm cho trần gian rực sáng. Chỉ có ánh sáng mới có thể xua tan bóng tối. Người ta thường nói: “đừng ngồi nguyền rủa bóng tối, nhưng hãy thắp lên một ngọn nến”. Sự dữ vẫn tiếp tục hoành hành trên thế giới, giữa các dân tộc, trong mỗi cộng đoàn, nơi mỗi gia đình, và ngay cả trong mỗi con người. Bóng tối của sự dữ chỉ có thể bị đẩy lui bởi ánh sáng của Đức Kitô, ánh sáng chiếu soi cho cả nhân loại, và ánh sáng đó đã được thắp lên nơi mỗi một người Kitô hữu. “Cũng như vì một người duy nhất đã sa ngã mà mọi người bị Thiên Chúa kết án, thì nhờ một người duy nhất đã thực hiện lẽ công chính, mọi người cũng được Thiên Chúa làm cho nên công chính, nghĩa là được sống”. Một cách nào đó, “Một người duy nhất” cũng chính là mỗi người chúng ta, khi chúng ta bước đi trong ánh sáng của Đức Kitô và để cho ánh sáng của Người được lan tỏa trong cuộc sống của mình.

Tội lỗi là toàn bộ những sức mạnh giam hãm một nhân loại vốn nghiêng chiều theo con đường xấu,nó gây ra sự chia rẽ, phá vỡ sự liên đới giữa người với người; tội lỗi khiến nhân loại phải ở dưới ách thống trị của sự chết. Thánh Phaolô đã phải thốt lên: “Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta!” (Rm 7,24-25). Ơn cứu độ chính là sáng kiến yêu thương của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ từ bỏ nhân loại, cho dù con người biết bao lần chống lại và loại trừ Người. Người đã ban cho nhân loại chính Con Một của Người để cứu cả nhân loại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Chúa Giêsu đã đến trần gian cũng là để liên đới với những người tội lỗi để đem lại ơn tha thứ cho họ. Bên dòng sông Giođan, Ngàiđứng vào hàng của tội nhân, để xin ông Gioan làm phép rửa, dẫu Ngài là Đấng vô tội và là Đấng xóa tội trần gian. Chúa ngồi đồng bàn với những người thu thuế và những kẻ tội lỗi để chia sẻ phận người với họ, để nói cho họ về lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa. Chúa đồng cảm với số phận của người phụ nữ ngoại tình và mang lại ơn tha thứ cho chị. Chúa không ngừng đi tìm những con chiên lạc, lạc vì tội lỗi, lạc vì bị xã hội bỏ rơi, loại trừ, để đem nó về trong ràn chiên của Thiên Chúa. Và trên hết, Chúa đã đón nhận hình phạt thập giá, hình phạt nặng nhất dành cho những kẻ tử tội, để chết thay cho cả nhân loại – một người chết thay cho muôn người (x. Ga 11,50); để nhờ đó, ơn cứu độ của Thiên Chúa được lan tràn cho nhân loại. Ngài đã liên kết tất cả nhân loại tội lỗi lại để quy phục Thiên Chúa, để đón nhận ân sủng của Người. Hình ảnh Ađam xưa nay được thay bằng hình ảnh của Đức Kitô. Ađam chỉ là hình bóng của Đức Kitô sắp đến. Như thế, những nỗ lực cá nhân của con người không thể giúp con người tự giải thoát mình, nhưng phải nhờ vào ân sủng của Thiên Chúa, được ban qua Đức Kitô, con người được hồng phúc bước vào thế giới của sự sống. Chính tình yêu đem lại ơn giải thoát, làm phát sinh sự sống. Đứng trước tình yêu bao la nhưng không đó, con người nhận ra sự bé nhỏ và tội lỗi của mình, để rồi từ đó phát xuất tâm tình sám hối. Vì vậy, có thể nói rằng, sám hối là nhìn vào tình yêu của Thiên Chúa, để đón nhận lòng từ bi hải hà của Ngài, nài xin Ngài ban ơn tha thứ, để nhờ sức mạnh của Ngài, chúng ta biết hoán cải chính mình, làm lại cuộc đời mình.

Lạy Chúa, chúng con đang sống trong những ngày đầu Mùa Chay thánh. Mùa “Thánh” bởi vì là mùa giúp chúng con biết ăn năn sám hối để mỗi ngày tiến gần đến với sự thánh thiện hơn;giúp chúng con biết nhận ra mình là những tội nhân luôn cần đến sự trợ giúp của ơn thánh Chúa; và giúp chúng con biết quy hướng lòng mình đến mầu nhiệm thánh, mầu nhiệm cứu độ, mầu nhiệm tình yêu bao la của Thiên Chúa, được diễn tả và trao ban qua cái chết và sự phục sinh của Chúa. Xin Chúa giúp chúng con, trong Mùa Chay này, biết không ngừng sống tinh thần liên đới với mọi người, trong những yếu đuối, thiếu sót, lỗi lầm cũng như tội lỗi, để biết cảm thông, tha thứ cho nhau; sống tình liên đới bằng những việc lành, bằng lời cầu nguyện, bằng những hy sinh cho nhau, phục vụ lẫn nhau; sống tình liên đới qua việc giúp nhau sống đức tin, đức cậy, đức mến; nhờ đó chúng con được tiếp thêm sức mạnh thần thiêng của Chúa để có thể liên đới với những người chưa biết Chúa, với những người chúng con gặp gỡ để loan truyền ơn cứu độ và tình thương của Chúa cho họ. Amen.

 

CHÚA NHẬT 1 MÙA CHAY

(9.3.2014)

Đăng tải tại SUY NIỆM LỜI CHÚA | Bình luận về bài viết này

CHẦU THÁNH THỂ THEO TIN MỪNG Mt 17, 1-9

chauthanhthe

LỜI NGUYỆN

Lạy Chúa Giêsu, chúng con thờ lạy Chúa đang ngự trong Phép Thánh Thể!

Chúng con yêu mến, cảm tạ Chúa đã yêu thương chúng con,

cho chúng con được đến đồng bàn với Chúa mỗi ngày qua Thánh lễ.

Cách đặc biệt hơn,mỗi tối Chúa Nhật chúng con quy tụ ở đây bên Chúa,

không nhiều nghi thức, không nhiều cử hành,

chúng con muốn được gần gũi Chúa

trong sự thân tình, đơn sơ của những người môn đệ.

Ở đây, giờ này,trọn cả con người chúng con chỉ có một tiêu điểm duy nhất

là chính Chúa đang hiện diện với chúng con trên bàn thờ.

Xin Chúa biến đổi chúng con

bằng ánh nhìn yêu thương và bằng Lời quyền năng của Chúa.

TÌM MỪNG(Mt 17, 1-9)

Sáu ngày sau, Đức Giê-su đem các ông Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an là em ông Gia-cô-bê đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi cao.   Rồi Người biến đổi hình dạng trước mặt các ông. Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng.   Và bỗng các ông thấy ông Mô-sê và ông Ê-li-a hiện ra đàm đạo với Người. Bấy giờ ông Phê-rô thưa với Đức Giê-su rằng: “Lạy Ngài, chúng con ở đây, thật là hay ! Nếu Ngài muốn, con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Ngài, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”   Ông còn đang nói, chợt có đám mây sáng ngời bao phủ các ông, và có tiếng từ đám mây phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!”   Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng, ngã sấp mặt xuống đất. Bấy giờ Đức Giê-su lại gần, chạm vào các ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ!”   Các ông ngước mắt lên, không thấy ai nữa, chỉ còn một mình Đức Giê-su mà thôi. Đang khi thầy trò từ trên núi xuống, Đức Giê-su truyền cho các ông rằng: “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy.”

SUY NIỆM

Hành trình Đức tin của người môn đệ là: Gặp gỡ Đức Giêsu Kitô – Được biến đổi – và trở thành chứng nhân của Ngài.

“Biến hình” mạc khải vinh quang của Đấng Phục sinh. Sự kiện ấy chuẩn bị “tâm lý” cho các môn đệ đón nhận con đường thập giá và cuộc khổ nạn của Đức Giêsu; tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho các ông, để các ông trở thành những chứng nhân của Đấng Phục sinh.

Cũng qua trình thuật “biến hình” này, chúng ta nhận ra hành trình đức tin của một người Kitô hữu –người môn đệ của Đức Kitô.Đó là một hành trình gồm ba giai đoạn:gặp gỡ Đức Kitô – Được Ngài biến đổi – và trở thành chứng nhân của Ngài.

  1. Gặp gỡ Đức Kitô

Tin Mừng CN I Mùa chay tường thuật việc Chúa Giêsu ở trên núi và chịu ma quỷ cám dỗ về quyền lực tối cao, thứ quyền lực chỉ có nới Thiên Chúa, nhưng Đức Giêsu đã chiến thắng. Ngài đã chọn lựa sống theo thánh ý của Chúa Cha. Chính vì thế, cuộc gặp gỡ hôm nay, cũng trên núi, là cách mà Chúa Cha xác nhận sự trung thành của Người Con yêu dấu “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.Thêm nữa, cuộc gặp gỡ hôm nay không chỉ diễn ra giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha, nhưng còn có sự hiện diện của các môn đệ. Chính trong khung cảnh này, các môn đệ lần đầu tiên được nhìn thấy Thầy mình trong dung mạo và vinh quang của Thiên Chúa.Hằng ngày, họ đã ở với Thầy mình, nhìn thấy gương mặt “Con Thiên Chúa làm người”, gương mặt dãi dầu mưa nắng vì sứ vụ, gương mặt thân thương nhưng bình thường như bao gương mặt khác. Hôm nay họ ngất ngây vui sướng vì chứng kiến dung nhan Thiên Chúa của Thầy mình “Dung nhan Người chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng”. Cuộc gặp gỡ hôm nay khác với những gặp gỡ thường ngày, lần đầu tiên các môn đệ đi vào trong một cuộc gặp gỡ đích thực với Thầy mình, với trọn vẹn bản thể của Ngài – vị Thiên Chúa làm người.

  1. Được biến đổi

Cuộc biến hình trên núi là biến cố đi trước, loan báo vinh quang phục sinh của Đức Kitô. Vinh quang của con đường thập giá. Vinh quang là điều đáng mong ước, nhưng đường thập giá thì khó chấp nhận. Trước khôn ngoan của thế gian, thập giá là một sự điên rồ, “Đức Kitô đã bị đóng đinh thập giá là cớ vấp phạm cho người Do Thái, là sự điên rồ đối với dân ngoại”. Làm sao các môn đệ có thể chấp nhận được điều đó! Chẳng phải các ông vẫn hy vọng Thầy Giêsu sẽ phục hồi vương triều của nhà Đavít đó sao! Chẳng phải các ông vẫn tranh nhau vị trí bên hữu, bên tả Thầy đó sao! Các ông trở thành chướng ngại cho chương trình cứu độ của Đức Giêsu, “Xatan, lui lại đàng sau thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.

Cuộc biến hình của Đức Giêsu mời gọi các môn đệ thực hiện một cuộc biến đổi: từ bỏ tư tưởng của loài người để vâng phục thánh ý của Thiên Chúa như Đức Giêsu; từ bỏ tình trạng là “chướng ngại” cho ơn cứu độ để trở thành chứng nhân cho Đức Kitô phục sinh. Không chỉ dừng lại ở lời mời gọi, vinh quang của Đức Giêsu trong phút biến hình đã thực sự biến đổi các môn đệ. Cuộc gặp gỡ đích thực với Thầy của mình đã giúp các ông phần nào hiểu được “vinh quang của Thiên Chúa” không giống như “vinh quang của thế gian”. Các ông không còn bận tâm đến vị trí “bên hữu, bên tả” hay việc khôi phục“vương triều nhà Đavít” ở bên dưới núi kia nữa,các ông muốn được ở lại trên núi này, “Lạy Ngài, chúng con được ở đây thật là hay”.Đã có một cuộc biến đổi diễn ra nơi các môn đệ. Tuy chưa phải là một cuộc biến đổi toàn diện, những đó thật sự là một cuộc biến đổi rất căn bản. Các ông đã chọn “vinh quang của Thiên Chúa” thay vì “vinh quang của thế gian”.

  1. Trở thành chứng nhân

“Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy.”

Đức Giêsu truyền cho các môn đệ không được cho ai hayvề việc “biến hình”. Nó mới chỉ là một phần của mạc khải, vinh quang của Đấng Phục sinh bao gồm cả con đường thập giá vàcái chết trên Núi Sọ. Nếu các môn đệlàm chứng về Đức Giêsu trong cuộc biến hình, thì đó chỉ là một Đức Giêsu đầy vinh quang,không hề có bóng dáng của thập giá.Các ông không được mời gọi làm chứng cho cuộc “biến hình”, nhưng cuộc biến hình trên núi là bước chuẩn bị rất quan trọng cho sứ mạng làm chứng nhân của các ông. Ngoài việc dẫn đưa các môn đệ đến cuộc gặp gỡ đích thực với Đức Kitô, biến đổi các ông, “biến hình” còn là một kỷ niệm đầy ấn tượng có giá trị củng cố đức tin. “Khi Con Người trỗi dậy” các ông sẽ nhớ lại biến cố nàyvàđược thêm can đảm và đầy tin tưởng. “Chúng tôi đã thấy tận mắt vẻ uy phong lẫm liệt của Người…chúng tôi đã nghe thấy tiếng từ trời phán ra khi chúng tôi ở trên núi thánh với Người” (2 Pr 1, 16;18).

“Biến hình” không biến đổi các môn đệ một lần dứt khoát, các ông vẫn nhiều lần quay lại với con người cũ hèn yếu của mình, nhưng điều quan trọng là các ông đã được biến đổi. Ai chưa để thánh ý của Thiên Chúa được thực hiện nơi mình, chưa để “tư tưởng của Thiên Chúa” chiếm hữu và thay thế “tư tưởng của loài người”, người đó chưa thể trở thành chứng nhân của Đức Kitô.Được biến đổi là điều kiện để trở thành chứng nhân của Tin Mừng Phục sinh.

Biến cố biến hình trên núi dẫn đưa các môn đệ bước vào hành trình đức tin của một người môn đệ. Khởi đầu của hành trình là sự gặp gỡ với Đức Kitô, được Ngài biến đổi, và cuối cùng là trở thành chứng nhân cho cuộc Phục sinh của Ngài

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, giờ này, trong không gian thanh vắng, tách biệt với thế giới bên ngoài,chúng con vui sướng được ở bên Chúa. Dù chúng con hèn mọn, tội lỗi nhưng đã được Chúa kể là những môn đệ thân tín; được Chúa đưa lên núi cao để chứng kiến cuộc biến hình kỳ diệu. Chúng con là những Phêrô, những Gioan, những Giacôbê đang được chiếm ngắm Chúa trên bàn thờ, được hào quang từ ánh mắt yêu thương của Chúa bao phủ. Ước gì mắt chúng con được mở ra, chúng con được thấy Chúa, được gặp gỡ Chúa thực sự, để chúng con được biến đổi mỗi ngày.

Lạy Chúa, Mùa Chay là lúc thuận tiện để chúng con nhìn lại hành trình theo Chúa của mỗi người chúng con. Xin Chúa cho chúng con ý thức sự cần thiết của việc được gặp gỡ Chúa trong cuộc đời. Xin cho chúng con xác tín rằng: gặp Chúa là khởi đầu của cuộc biến đổi, nhờ đó chúng con không còn “cản lối” Chúa, nhưng chúng con là những người “theo” Chúa, chúng con là “môn đệ”, là những “chứng nhân” của Tin Mừng Cứu độ. Amen.

 

Giuse Trần Hữu Đạt

Thần học IV

(Chúa nhật 2 Mùa chay)

Đăng tải tại SUY NIỆM LỜI CHÚA | Bình luận về bài viết này

NGUYỆN NGẮM THEO TIN MỪNG Mc 9, 14 – 29

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể đang ngự trong chúng con, giờ này chúng con cảm thấy hạnh phúc vì được ở gần Chúa hơn bao giờ hết. Chúng con được kết hợp mất thiết với Chúa nhờ việc cùng tham dự cử hành của Bí tích tình yêu và việc Hiệp lễ. Xin cho chúng con biết tận dụng thời khắc quý báu này để lắng nghe Chúa với một tâm hồn rộng mở; biết nhìn ngắm Chúa với tình yêu và sự say mê trong không gian rất gần gũi này vì Chúa đang ở trong con. “Lạy Chúa, Xin nhận lấy trọn cả Tự Do, Trí Nhớ, Trí Hiểu, và trọn cả Ý Muốn của con,cùng hết thảy những gì con có và những gì thuộc về con. Mọi sự ấy Chúa đã ban cho con,lạy Chúa, con xin dâng lại Chúa hết thảy. Tất cả là của Chúa, xin Chúa sử dụng hoàn toàn theo ý Chúa. Chỉ xin ban cho con Lòng Mến Chúa và Ân Sủng Chúa, vì được như thế là đủ cho con”. AMEN (Inhã).

TIN MỪNG

Mc 9, 14 – 29

“Khi Đức Giê-su và ba môn đệ trở lại với các môn đệ khác, thì thấy một đám người rất đông đang vây quanh các ông, và các kinh sư tranh luận với các ông.   15Thấy Đức Giê-su, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc. Họ chạy lại chào Người.   16Người hỏi các môn đệ: “Anh em tranh luận gì với họ thế?”   17Một người trong đám đông trả lời: “Thưa Thầy, tôi đã đem con trai tôi lại cùng Thầy; cháu bị quỷ câm ám.   18Bất cứ ở đâu, hễ quỷ nhập vào là vật cháu xuống. Cháu sùi bọt mép, nghiến răng, cứng đờ người ra. Tôi đã nói với các môn đệ Thầy để họ trừ tên quỷ đó, nhưng các ông không làm nổi.”   19Người đáp: “Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin: Tôi phải ở cùng các người cho đến bao giờ, còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem nó lại đây cho tôi.”   20Người ta đem nó lại cho Người. Vừa thấy Người, quỷ liền lay nó thật mạnh, nó ngã xuống đất, lăn lộn, sùi cả bọt mép.   21Người hỏi cha nó: “Cháu bị như thế từ bao lâu rồi?” Ông ấy đáp: “Thưa từ thuở bé.   22Nhiều khi quỷ xô nó vào lửa hoặc đẩy xuống nước cho nó chết. Nhưng nếu Thầy có thể làm được gì, thì xin chạnh lòng thương mà cứu giúp chúng tôi.”   23Đức Giê-su nói với ông ta: “Sao lại nói: nếu Thầy có thể? Mọi sự đều có thể đối với người tin.”   24Lập tức, cha đứa bé kêu lên: “Tôi tin: Nhưng xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi:”   25Khi thấy đám đông tuôn đến, Đức Giê-su quát mắng tên quỷ: “Thần câm điếc kia, Ta truyền cho ngươi: ra khỏi đứa bé và không được nhập vào nó nữa:”   26Quỷ thét lên, lay nó thật mạnh, rồi ra khỏi. Đứa bé ra như chết, khiến cho nhiều người nói: “Nó chết rồi:”   27Nhưng Đức Giê-su cầm lấy tay nó, đỡ nó dậy, và nó đứng lên.   28Khi Người vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?”   29Người đáp: “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi”.

Lời Chúa hôm nay theo tường thuật của thánh Mc cho chúng ta thấy sự liên hệ của các yếu tố Đức tin, tình yêu và cầu nguyện trong đời sống của người Kitô hữu.

  1. Yếu tố Đức tin: cả đám đông bị Chúa quở trách là “cứng lòng, không chịu tin”, nhưng lời quở trách này trước hết nhắm đến các môn đệ.

Các môn đệ không thể chữa lành người bệnh; các kinh sư thì chực để nhạo cười, chế diễu; người cha thì nghi ngờ khả năng của các môn đệ….Tất cả họ bị Chúa quở trách là “cứng lòng, không chịu tin”. Thật vậy, Tin Mừng mô tả “Thấy Đức Giêsu, lập tức tất cả đám đông kinh ngạc”. Đức Giêsu có điều gì khác thường để họ phải kinh ngạc sao? Có thể nhiều người liên hệ việc Đức Giêsu sau khi biến hình trên núi với sự kiện Môsê trong Cựu ước, nhưng kỳ thật Ngài không hề muốn cho mọi người biết được điều đó ngoại trừ 3 môn đệ đi theo Ngài “Đừng nói cho ai hay thị kiến ấy, cho đến khi Con Người từ cõi chết trỗi dậy”. Vậy đám đông đã kinh ngạc về điều gì? Các môn đệ được Đức Giêsu sai đi loan báo Tin Mừng với quyền trừ quỷ, và họ đã từng vui mừng hớn hở khoe với Người về những thành công. Nhưng chính sự thành công đã khiến họ dần hướng trọng tâm vào chính mình (Đức Giêsu đã cảnh báo các ông về vấn đề này một cách rất tinh tế, “các con hãy tìm nơi thánh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút”). Họ không còn nhân danh Thầy mình mà trừ quỷ nữa, họ đã quên bẵng đi sự hiện diện của Thầy mình, người Thầy đã ban cho họ niềm tin và quyền năng, đến khi Đức Giêsu xuất hiện họ mới chợt nhận ra điều đó và trở nên kinh ngạc. Họ đã vất vả luốn công vì đánh mất đi sự liên lạc với thầy của mình. Họ quá tự tin vào bản thân, Thầy Giêsu nhạc nhòa trong niềm tin của họ “Ôi thế hệ cứng lòng, không chịu tin”.

  1. Tình yêu: sự dịch chuyển trọng tâm từ tranh luận, biện hộ sang tình yêu và lòng trắc ẩn.

Mở đầu trình thuật là hình ảnh của một đám đông đang tranh luận với nhau. Trong đám người đông đúc ấy có một người cha đang đau khổ và một người con thật đáng thương. Họ cần được sự quan tâm, săn sóc, cảm thông và chia sẻ của mọi người. Thế nhưng, sau “màn biểu diễn” không thành của các môn đệ, đám đông hướng mọi chú ý đến một cuộc tranh luận gắt gao, các kinh sư thì chất vấn, các môn đệ thì tìm cách bào chữa cho sự thất bại của mình, một cuộc tranh luận “thần học” hết sức nghiêm túc và sôi nổi.

Khi Đức Giêsu xuất hiện, đám đông vẫn còn đó, nhưng ngay lập tức trọng tâm của đám người ấy được xoay chuyển. Ngài không tham gia vào chủ đề đang “nóng”, nhưng hướng sự chú ý đến người cha đau khổ để ông có cơ hội lên tiếng. Ngài cảm thương người con bệnh hoạn tật nguyền, “Đem nó lại đây cho tôi”; Ngài ân cần săn sóc, hỏi hang “Cháu bị như thế từ bao lâu rồi?”. Đức Giêsu đi bước trước, để vòng tròn đang quay tít quanh cuộc tranh luận, giờ đây chuyển trọng tâm sang tình yêu và lòng trắc ẩn.

  1. Cầu nguyện: đức tin hệ tại đời sống cầu nguyện.

“Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Rõ ràng các ông đã bị Chúa quở trách là thiếu lòng tin, thế mà bây giờ các ông lại còn hỏi là tại sao. Có điều gì ở đây các ông còn thật sự chưa hiểu? Đúng là như thế, không những các môn đệ, mà ngay cả chúng ta hôm nay cũng vậy, lắm lúc chúng ta cảm thấy lúng túng, mơ hồ về niềm tin của chính mình. Làm sao có thể định nghĩa được đức tin nếu thiếu vắng sự liên hệ thường xuyên và mật thiết với Thiên Chúa! Chúng ta tin vào ai, tin theo ai…nếu trong ngày sống của chúng ta, có những lúc hoàn toàn vắng bóng Thiên Chúa. Chúng ta làm việc như các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay, làm “phép lạ” mà không có Chúa. Những lúc như vậy, chúng ta dám nói là chúng ta có đức tin hay không! Trả lời câu hỏi của các môn đệ “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy?” Đức Giêsu không lặp lại lời quở trách các ông thiếu đức tin, nhưng đã tỏ cho các ông thấy đức tin hệ tại mối liên hệ thường xuyên và mật thiết với Ngài “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi”. Nói cách khác, nếu thường xuyên kết hợp với Thầy Giêsu, nghĩa là sống đời sống cầu nguyện, thì các ông mới không còn “kinh ngạc” khi thấy Ngài, nhưng sẽ vững tin về quyền năng và sự hiện diện của Ngài dù Ngài không có mặt với họ.

Đức tin, tình yêu và cầu nguyện liên hệ mật thiết với nhau trong đời sống của người Kitô hữu. Đức tin được vững mạnh là nhờ đời sống cầu nguyện, đời sống kết hợp thường xuyên và mật thiết với Thiên Chúa. Nhưng làm sao có thể kết hợp mật thiết và thường xuyên với Thiên Chúa nếu chúng ta không yêu mến Ngài. Như vậy, yêu mến giúp sống kết hiệp với Thiên Chúa, sống kết hiệp với Thiên Chúa giúp vững tin vào Ngài. Và theo chiều ngược lại, Đức tin càng vững mạnh người ta càng dễ dàng sống yêu thương. Có yêu thương con người, yêu mến Thiên Chúa người ta mới có thể thường xuyên sống trong mối liên hệ mật thiết với Ngài (tức là đời sống cầu nguyện). Càng sống mật thiết với Thiên Chúa người ta lại càng được thêm vững tin. Đức tin, tình yêu và đời sống cầu nguyện làm thành một vòng tròn hoàn hảo làm cho đời sống của người Kitô hữu được nên phong phú, vững mạnh.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp chúng con biết khiêm tốn nhận sự yếu tin của mình, để chúng con luôn nhớ đến Chúa, luôn vững tin vào Chúa như thánh Phaolô đã xác tín“khi tôi yếu chính là lúc tôi mạnh”. Nhờ đó, chúng con không sa vào những cuộc tranh cải vô ích chỉ nhằm bảo vệ cho lập trường, danh dự của mình; nhưng biết hướng về Chúa với lòng Tin, Cậy, Mến; biết hướng nhìn về tha nhân với tấm lòng yêu thương, trắc ẩn. Amen.

 

Giuse Trần Hữu Đạt

Thần học IV

(Thứ 2 – 24/2/2014)

Đăng tải tại SUY NIỆM LỜI CHÚA | Bình luận về bài viết này

TÌNH YÊU, ĐỊA HẠT KHÔNG RÀO, NHƯNG KHÔNG LỐI VÀO

           Con người bao đời vẫn khát mong yêu và được yêu. Thế nhưng, cũng đã không ít người khi đi đến cuối hành trình của kiếp người vẫn không nguôi nỗi khắc khoải ấy, vẫn không thôi thổn thức, vẫn phải ngậm ngùi, than thở trong đớn đau, cay đắng và tuyệt vọng rằng: “tình yêu ơi! Ngươi ở đâu ?” Và câu trả lời chỉ là một chuổi âm vọng như bất tận của câu hỏi ấy. Tâm thái thổn thức cho một tình yêu như vẫn mãi trải dài ra với lịch sử nhân loại, như bất chấp mọi nổ lực tìm kiếm, khảo cứu hầu tìm kiếm một lối nẻo, một định nghĩa nào đó khả dĩ diễn tả, mô tả tình yêu. Tình yêu không ở đó, không ở kia. Như chính Đức Giêsu đã trả lời cho câu hỏi về ngày thế mạt, về ngày Con Người sẽ lại đến, không ai có thể nói cho ai biết “tình yêu ở đây này”, “ở kia kìa”, ngay cả những người sống trong tình yêu cũng không thể chỉ ra được, mô tả được.Có thể nói rằng tình yêu luôn là điều đang là, chứ không bao giờđiều đã là hay sẽ là. Điều này có nghĩa là nếu có ai đó nói rằng “tôi đã từng yêu” hay “tôi sẽ yêu” đều là lời mù mờ mang ý định khỏa lấp một điều gì đó, một cách nào đó. Chỉ có hai tình trạng để nói về tình yêu: hoặc đang yêu hoặc đang không yêu mà thôi. Cũng có thể nói cách đơn giản rằng: tình yêu luôn là lời đáp trẻ Yes-No. Nếu một ngày nào đó, một người nào đó nói “tôi đang yêu”, thì ngay lúc này đây họ vẫn đang ở trong tình trạng “đang không yêu” chứ không phải “chưa yêu” hay “sẽ yêu”. Càng không phải bởi nổ lực “sẽ yêu” mà có.

            Đến đây, có lẽ sẽ có người không kiên nhẫn nỗi và hét lên. Vậy, tình yêu là gì? Nó ở đâu? Làm sao tìm kiếm được? Hay chẳng có tình yêu gì cả? Với tiếng hét toáng lên ấy, với sự mất kiên nhẫn ấy, tình yêu sẽ tiêu biến khỏi người ấy như làn khói mỏng manh gặp phải cơn bão do môn kungfu “Sư Tử Hống”của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn ập đến!.

            Vậy, tình yêu là gì!?Không thiếu những thi sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ đã cố đưa ra lời giải thích cho câu hỏi này. Nào là “tình yêu như trái phá..”, “tình yêu là chiếc là xanh, là những áng mây bồng bềnh trong nắng”, nào là “tình yêu như nắng”, “tình yêu như là hương hoa..”. Nhà thơ Xuân Diệu thì có vẻ nghi ngại, dè dặt khi nói “yêu là chết trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”.

            Các nhà tâm lý chỉ dừng lại trong những hiện tượng của cảm xúc như “sự rung cảm”, “sự quyến luyến, nhớ nhung” cách mãnh liệt nào đó. Nhưng tựu trung, những cảm xúc đó chỉ là hiện tượng, những trồi hiện của bóng dáng xa mờ và phiếm diện về tình yêu mà thôi. Nhà phân tâm học người Đức Sigmund Freud có vẻ như phủ nhận sự hiện diện của tình yêu khi ông quy hướng tất cả mọi hành vi, xu hướng và ước vọng của con người vào “bản năng sinh tồn”, “bản năng tính dục: Libido”. Với Nhà phân tâm này, con người luôn ở trong những xung đột, những khao khát khởi đi và hướng về mục đích duy chỉ cho sự thỏa mãn bản năng này. Với cái nhìn này, thân phận con người thật quá u ám và vô nghĩa.Hay nói mạnh hơn nữa như kiểu nói chất chứa sự ngán ngẫm trong nỗi tuyệt vọng về kiếp người của Jean Paul Chartes là “buồn nôn”. Nếu cuộc sống con người chỉ như Sigmund Freud quan niệm, thì Jean Paul Chartes đã hoàntoàn hữu lý. Thật vậy, nếu con người không có tình yêu, nếu con người chỉ được sinh ra do bởi bản năng, sống vì và cho cái bản năng ấy, rồi chết với và trong nỗi tuyệt vọng của bản năng ấy, thì cuộc sống không đáng sống và con người không đáng để được sinh ra. Vì con người theo cái nhìn này chỉ như con vật biết mình có cái Libido mà thôi.

            Triết gia và thần học gia cũng đã vào cuộc những mong tìm kiếm, lối nẻo tiếp cận tình yêu. Sự đống góp của họ quả thật rất lớn lao trong việc khám phá, mô tả tình yêu, nhưng cũng không thể có được cách thế nào khả dĩđưa con người vào tình yêu hay “nhận dạng” tình yêu như tình yêu là. Các nhà thần bí, những người đã từng có những giờ phút sống ngây ngất trong tình yêu, đến mức có thể nói là tròn đầy, cũng góp phần không nhỏ vào tiến trình này, nhất là trong nỗ lực mô tả tình trạng một người sống trong tình yêu lànhư thế nào. Tất cả những khám phá này đều thật quý giá vàđáng trân trọng. Thế nhưng, đây cũng không phải là lối mòn cho người khác theo đó bước vào trong tình yêu, mà là lối tiếp cận, hình dung. Đồng thời chúng cũng khơi gợi lên một niềm hy vọng cho những ai khao khát tìm kiếm tình yêu, muốn sống trong tình yêu.

            Như một cố gắng mô tả về điều vừa nói trên, chúng ta hãy cùng đưa ra một vài ví dụ. Một người bị đau răng đang rên la về cơn đau mà anh ta đang phải chịu. Anh ta có giải thích thế nào về cơn đau này đi nữa thì người khác cũng không biết được cái đau đó nơi anh ta là thế nào. thậm chí là một người đã từng bịđau răng như anh ta cũng không thể nào cảm biết được cái đau mà anh ta đang trải qua, tuy người này có thể cảm biết được nhiều hơn, sâu sắc hơn, thực hơn những người chưa từng bịđau răng. Một ví dụ khác, người chồng thấy vợ mình đau đớn khi sinh con, nhưng anh ta không tài nào cảm biết cái kinh nghiệm của vợ anh đã có được. Dù anh ta có được mô tả rằng nó “đau như đứt ruột, như xé thịt” và dù anh ta có cắt da xé thịt mình ra đi nữa thìđó cũng không phải cái đau vợ anh chịu khi sinh con. Một người phụ nữ khác, người đã từng sinh con chắc chắn sẽ cảm biết nhiều hơn, nhưng cũng không giống như người vợ kia. bởi hai người phụ nữđó không thể giống nhau về cơ địa, sức khỏe, nhất là lịch sử gắn liền với huyền nhiệm con người.

            Cũng như kinh nghiệm này, tình yêu là cái không thể học và bất khả truyền đạt. Tình yêu như chỉ gắn liền với mỗi một người trong cái là huyền nhiệm riêng tưcủa người ấy. Việc có tình yêu nơi một người không như là người đó có thêm một tài năng, một khả năng, một sở hữu nào đó, nhưng như là tất cả, như là trọn vẹn con người. Bởi tình yêu không phải như cái gì đó được tích góp hay chiếm hữu, nhưng luôn như là một một sự hòa điệu cách huyền diệu từ sự gặp gỡ đầy huyền nhiệm.Trong cuộc gặp gỡ này, tình yêu luôn như là “chủ động cách thụ động”, còn con người ở vị trí “thụ động cách chủ động”, để rồi cà hai trở nên như kiểu nói của Adam “đây, xương bởi xương thôi, thịt bởi thịt tôi”, hay thậm chí như kiểu nói của Đức Giêsu “Cha ở trong Thầy và Thầy ở trong Cha”, “Cha với Thầy là một”. Hẳn nhiên, mọi so sánh, tự nó, đều có giới hạn và mang ít nhiều tính khập khiểng, khiên cưỡng.

            Thiết nghĩ, có lẽ chẳng có một nguyên tắc nào cho tình yêu, cũng không có nguyên tắc tìm kiếm tình yêu xét như nguyên tắc chung, như lối mòn cho tất cả mọi người. Vì tình yêu vốn luôn như là sự trao hiến trọn vẹn và vôđiều kiện. Nhưng không bao giờ là sự “ngẫu nhiên” hay như “tiếng sét”. Nếu buộc phải đưa ra một nguyên tắc, thì chỉ có thể nói: nguyên tắc của tình yêu là tình yêu, là sự luôn trao mở vàđón đợi.

 

X.R.S.M

Đăng tải tại SUY TƯ | Bình luận về bài viết này

VƯỢT QUA GIỚI HẠN

Nỗi khắc khoải về phận người, về thân phận tội lỗi, về giới hạn của kiếp người trong định luật tự nhiên: “có sinh thì có diệt”, “có khởi đầu ắt sẽ có kết thúc” hay như kinh nghiệm của dân Israel khi thấy “người khôn cũng chết, kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong”. Nó luôn như một khát vọng hằng thúc đẩy, nung đốt, thách thức và cám dỗ loài người. Thậm chí nó trở thành như một cơn ác mộng luôn đeo bám, dày vò, ám ảnh, con người trong mọi giai tầng, mọi tôn giáo, mọi thời đại. Nó như luôn ẩn mang một khả thể của vực thẳm vô cùng, của sự hủy diệt, của nỗi tuyệt vọng lẫn khát vọng của một cuộc vượt qua. Thêm vào đó là gánh nặng của tội lỗi luôn như muốn dìm chết, khống chế, trói buộc con người. Thế nên, những vấn nạn luôn khiến con người khắc khoải mãi: rằng con người có thể vượt qua giới hạn của thời gian và không gian để có sự sống như vô biên không? Nếu có thì đâu là giờ cho một cuộc vượt qua chung cục của kiếp người? làm thế nào để có được cuộc vượt qua cái giới hạn thụ tạo để được trở nên như vô hạn? Hay con người phải luôn ngậm ngùi trong thân phận “bụi tro sẽ trở về tro bụi”, hay chỉ sống chờ giờ chết!? Ai sẽ giúp con người vượt qua hay con người phải tự sức mình vượt qua? Đức tin Kitô giáo là ánh sáng soi chiếu, là con đường, là sức sống, là nguồn hy vọng chắc chắn cho những khắc khoải đó được lấp đầy, được vươn tới hiện thực. Nhưng nỗi khắc khoải vẫn luôn còn đó như thánh Augustinô đã nói : “lạy Chúa, Ngài dựng nên con và hồn con mãi khắc khoải cho đến khi được nghĩ yên trong Ngài”.

jesus_cares_a_lot

Quả vậy, con người luôn sống trong sức căng của khát vọng vượt lên, vươn xa và vượt qua chính mình, vượt qua cái giới hạn xét như nó là định luật của thân phận thụ tạo. Trong sự uyên nguyên, tinh ròng nhất nơi nỗi khắc khoải này, thì khát vọng vượt qua giới hạn của kiếp người, của một loài ‘thụ tạo hay chết’ để vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, vĩnh cửu với Thiên Chúa và “như Thiên Chúa”, chắc hẳn là một khát vọng chính đáng và đúng theo Thánh Ý Thiên Chúa trong hành động sáng tạo của Ngài. Bởi chưng, Thiên Chúa không đưa con người từ hư vô cho tham dự vào sự hiện hữu của Ngài và trở thành như một phần trong hiện hữu tình yêu của chính Ngài, mang “hình ảnh”‘hơi thở’ của Ngài, rồi lại nhìn con người trở về với hư vô. Nhưng Thiên Chúa muốn để cho con người được sống trong sự che chở của Ngài và vượt qua, đi vào hiện hữu trong sự hiện hữu vĩnh cửu của Ngài. Như thánh Phaolô đã khẳng quyết rằng “Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ”“Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Giêsu Kitô” (Ep 1,4.5). Thánh giáo phụ I-rê-nê và Athanasiô còn xác tín mạnh mẽ hơn nữa rằng “Thiên Chúa làm người để con người làm Chúa”, để con người “trở nên như Thiên Chúa” trong sự vĩnh cửu và viên toàn của Thiên Chúa. Tiếp tục đọc

Đăng tải tại SUY TƯ | Bình luận về bài viết này

Đường Thập Giá – Đường Tình Yêu

Hôm nay, phụng vụ Giáo hội long trọng cử hành việc Đức Giêsu tiến vào thành thánh Giêrusalem trong vinh quang. Sau Chúa nhật này, chúng ta bước vào Tuần Thánh của năm 2014, tuần lễ tưởng niệm mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Chúa Kitô. Cao điểm của việc tưởng niệm này đó là Tam Nhật Vượt Qua, với biến cố đỉnh cao là đêm thứ Bảy vọng Phục sinh. Theo chu kỳ năm phụng vụ, đây là những ngày trọng đại, những ngày hồng phúc của người Công giáo. Phải chăng chúng ta bước vào Tuần Thánh hằng năm chỉ với những cử hành những nghi thức rập khuôn, lặp đi lặp lại trong? Chúng ta chỉ dừng lại ở những hình thức cử chỉ bên ngoài chứ chưa thật sự đi vào chiều sâu mầu nhiệm Tử nạn và Phục sinh của Chúa Kitô? Vậy thì, chúng ta cần bước vào Tuần Thánh 2014 với những tâm tình nào? Bước vào Tuần thánh, là chúng ta bước vào hành trình thương khó của Chúa, nơi đó, diễn tả tình yêu đối với con người cách tỏ tường nhất, mạnh mẽ nhất. Vậy, không gì hơn là chúng ta cùng chiêm ngắm tình yêu tự hiến, chết cho người mình yêu của Chúa, để rồi chúng ta cũng sẽ mặc lấy tâm tình đó khi đến với tha nhân.

crucifixion 2 Tiếp tục đọc

Đăng tải tại SUY NIỆM LỜI CHÚA | Bình luận về bài viết này

PHÚT CHIA XA

Phút giây này làm sao nói hết!

Tháng năm dài ta vui sống bên nhau

Dưới mái trường dệt bài thơ kỷ niệm

Hương thời gian đắp đổi suối ân tình

Phút giây này làm sao nói hết!

Nghĩa thầy trò sâu lắng diệu huyền thay

Bao ước mơ cùng vun đắp dựng xây

Gieo hy vọng cho mùa xuân Cứu Rỗi

Phút giây này làm sao nói hết!

Tình anh em như tiếng sóng êm đềm

Nhẹ nhàng ru cho giấc ngủ nồng thêm

Lời kinh nguyện quyện buồn vui chia sớt

Phút giây này làm sao nói hết!

Khóe mắt buồn vương ngấn lệ bờ mi

Mai xa nhau cùng hát khúc chia ly

Niềm nhung nhớ gởi vào ô thiêng thánh

Phút chân tình giữa trời sao lấp lánh

Nguyện chúc nhau sống hạnh phúc yên hàn

Nẽo đường đời dù lắm lúc gian nan

Cùng sánh bước chẳng ngại gì mưa nắng

Cho tin yêu nở khắp miền trống vắng

Bến an bình ta tắm mát yêu thương

Dẫu tình đời luôn cay đắng vấn vương

Tình ta mãi thắm nguồn ơn thanh khiết.

 

                                                   Tâm Nhi

                                   ĐCV Huế, Ngày 15/2/2014

Đăng tải tại GÓC THƠ | Bình luận về bài viết này